Chào mừng bạn đến với F.A.S.T

Vận chuyển hàng không

1. Vận chuyển hàng không là gì?

Vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển sử dụng máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa (Cargo Aircraft hay Freighter) hoặc chở trong phần bụng máy bay dân dụng (Passenger Plane). Tính đến nay, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. Theo hãng chế tạo máy bay Boeing thống kê, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu và máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là như thế nào?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những hình thức vận chuyển có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực logistics hiện nay. Hình thức vận chuyển này mang đến rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Để có được quyết định có nên lựa chọn hình thức vận tải này hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hay còn được hiểu đơn giản là sử dụng các phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, do đặc tính riêng biệt của ngành hàng không có nên phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, thời gian giao hàng gấp rút. Có thể kể đến một số ngành hàng như sau:

  • Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
  • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  • Dược phẩm
  • Những món đồ giá trị (vàng, kim cương, đồ cổ)
  • Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
  • Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)
  • Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)

3. Ưu nhược điểm của vận chuyển hàng hóa hàng không

Trong logistics, mỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng.

Với phương thức vận chuyển hàng không, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Thời gian vận chuyển là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng giá cước vận chuyển cũng rất cao. Vì thế, phương thức này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàng, chẳng hạn như:

  • Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
  • Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)
  • Dược phẩm
  • Đồ giá trị như vàng bạc, kim cương
  • Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
  • Hàng tiêu dùng xa xỉ như đồ điện tử, thời trang…

3.1. Ưu điểm của vận chuyển hàng không

Ưu điểm lớn nhất của vận tải hàng không là tốc độ cao. Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h. Rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h). Ngoài ra, vận tải hàng không an toàn hơn so với đường bộ, đường sắt, và đường biển.

Bên cạnh đó, còn những ưu điểm nổi bât khác như:

  • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy. Do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
  • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
  • Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp
  • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
  • Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

3.2. Nhược điểm của vận chuyển hàng không

  • Giá cước cao, tính tới từng kilogram
  • Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp
  • Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác. Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Vì khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay. Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi.
  • Yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được chấp nhận vận chuyển. Chẳng hạn như khi đi du lịch trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét. Bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không là như thế nào rồi.
  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết không tốt như sương mù, mưa giông…

4. Các bên tham gia trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Xét theo góc độ của người gửi hàng, bạn sẽ thấy có rất nhiều bên tham gia:

Các công ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel

Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg. Và họ cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.

Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phong bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình. Và họ cũng có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS

Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker

Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.

Theo thống kê của Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng theo phương thức door-to-door cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ airport-to-airport.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vì vậy, tùy theo nhu cầu và đặc điểm hàng hóa cụ thể, bạn có thể sử dụng các dịch vụ như:

  • Vận chuyển hàng không nội địa
  • Vận chuyển hàng không quốc tế
  • Chuyển phát nhanh hàng không

5. Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Chi phí cho mỗi kg hàng là bao nhiêu sẽ tùy chủng loại hàng hóa, yêu cầu về thời gian, loại hình chuyên chở bằng đường biển hay đường hàng không, nơi đến cụ thể ... lúc ấy giá cước sẽ được điều chỉnh phù hợp có lợi nhất cho khách hàng.

Hãy gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất cho quý khách hàng về định khoản, hạch toán chi phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, hàng đi bán, mua, góp vốn, hàng xách tay đúng với quy định hàng không, hàng hải.

Cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài bằng đường biển theo mét khối của kiện hàng:

(Dài x Rộng x Cao) = Số mét khối (m3). Tính tiền trên mỗi mét khối.

Cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không dựa vào trọng lượng gồm 2 phần:

K1 = ( Dài x Rộng x Cao ) / 5000 ; đơn vị tính là centimet khối sau đó chia 5000 sẽ ra trị số khối lượng K1

K2 là khối lượng thực của kiện hàng khi cân.

So sánh K1 và K2, nếu giá trị nào lớn hơn thì tính tiền theo số đó.

Cước vận chuyển bằng tàu biển sẽ rẻ hơn cước máy bay khi quý khách có hàng nặng ký, cồng kềnh. Tức là, kiện hàng từ 251kg hoặc 1,5cmb trở lên thì gửi bằng đường biển sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với đường hàng không. Một yếu tố cần cân nhắc khác là thời gian lãnh hàng từ phía nước ngoài, nếu khẩn cấp, cần nhận hàng sớm thì chuyển đi bằng máy bay là bắt buộc. Bởi vì, thời gian hàng đến nơi sẽ khá lâu (xấp xỉ 1 tháng) nếu gửi đi bằng đường biển qua Mỹ, Canada, Úc, ...

6. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Thực hiện quy trình nhập hàng so với quy trình xuất hàng sẽ phức tạp hơn, vì ở nước ta khuyến khích xuất khẩu, và có các chính sách nhằm hỗ trợ xuất khẩu, trong khi hàng muốn vào nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Các bước cụ thể trong một quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, bạn có thể tham khảo:

6.1. Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Sau khi bạn tìm được nguồn hàng xuất, bạn sẽ liên hệ với đối tác để thực hiện việc giao dịch mua bán.

Để xác định chính xác về việc mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài, nhằm đảm bảo cam kết thực hiện, hai bên sẽ cùng nhau đàm phán và đưa ra văn bản pháp lý quy định về việc mua bán này. Hai bên sẽ thỏa thuận và đưa ra các thông tin trên hợp đồng bao gồm:

  • Art. 1 : Commodity
  • Art. 2 : Quantity
  • Art. 3 : Quality
  • Art. 4 : Packing and marking
  • Art. 5 : Price
  • Art. 6 : Shipment
  • Art. 7 : Payment
  • Art. 8 : Warranty
  • Art. 9 : Penalty
  • Art. 10: Insurance
  • Art. 11 : Force majeure (Acts of God)
  • Art. 12 : Claim
  • Art. 13 : Arbitration
  • Art. 14: Termination
  • Art. 15 : Other terms and conditions (General Conditions)

Văn bản này được đàm phán và thống nhất dựa trên nhu cầu và khả năng thực tế của doanh nghiệp thực hiện về việc mua bán hàng hóa. Các bên khi thảo luận từng điều khoản cần phải đảm bảo quyền lợi tối ưu của mình, vì đây là căn cứ để đối tác không thể làm ăn gian dối, vì vậy điều khoản trong hợp đồng càng chi tiết thì càng tốt.

Khá nhiều bản hợp đồng không đưa ra về các điều khoản ít được sử dụng khi nhập khẩu bằng đường hàng không như việc khiếu nại hay bảo hành,.. tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp, các điều khoản này sẽ là điều kiện pháp lý để doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình.

Hợp đồng ngoại thương có thể có nhiều bản photo, công chứng, tuy nhiên, cần đảm bảo hai bên có ít nhất mỗi bên một bản hợp đồng có chữ ký tươi, dấu mộc của chính doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.

Sau khi cam kết, các bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhập khẩu bằng đường hàng không đó theo đúng điều khoản đã cảm kết.

6.2. Bước 2: Thuê đơn vị vận chuyển

Sau khi ký hợp đồng, việc tiếp theo trong quy trình nhập hàng bằng đường hàng không sẽ là thuê đơn bị vận chuyển.

Căn cứ vào điều kiện giao hàng trong Incoterms để các bên xác định được trách nhiệm thuê vận tải này sẽ thuộc về người mua hay người bán. Trong trường hợp bạn là bên nhập có trách nhiệm thuê vận tải (nhóm điều kiện E và F) thuê các công ty vận chuyển (carrier) thường là các công ty giao nhận (forwarder – phải được hàng hàng không chỉ định và được phép khai thác vận tải hàng hóa) hoặc đại lý hàng không (GSA) để thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Các đại lý giao nhận thường sẽ có các đối tác, hoặc nhân viên trực thuộc tại các nước nhằm thực hiện các thủ tục xuất khẩu tại nước xuất. Các đơn vị này có thể chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục cả hai bên đầu nhập và đầu xuất nếu có điều kiện.

Khi thuê các đơn vị vận chuyển, bạn phải có bản cam kết về việc vận chuyển được ký kết giữa hai bên, thường là airway bill (AWB).

6.3. Bước 3: Làm thủ tục hải quan tại nước xuất khẩu

Việc chuẩn bị lô hàng xuất, giao cho đơn vị vận chuyển nội địa, mang hàng đến địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, sẽ trải qua các bước như sau:

Nhận hàng tại kho người xuất khẩu,

Vận chuyển đến sân bay giao cho hãng hàng không

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi nhận hàng từ phía người bán, fwd phải cung cấp cho người bán giấy chứng nhận đã nhận hàng, lưu kho, vận chuyển…

Sau khi thông quan hàng hóa tại hải quan đầu xuất, tại sân bay, hãng hàng không, người giao nhận sẽ phát hành Vận đơn hàng không (HAWB) và gửi kèm theo hàng hóa bộ chứng từ liên quan. Bản gốc AWB số 3 giao lại cho người gửi hàng, cùng thông báo cước + phí có liên quan (nếu có) để người gửi hàng thanh toán.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

6.4. Bước 4: Hãng hàng không vận chuyển hàng từ nước xuất sang nước nhập

Bên cạnh các trường hợp quá cảnh hoặc Nhập khẩu bằng đường hàng không thông qua nước thứ ba thì thông thường hàng hàng không sẽ vận chuyển hàng hóa thẳng từ nước xuất sang đầu nhập.

Khi máy bay hạ cánh, bộ phận dịch vụ của hãng hàng không sẽ vận chuyển hàng từ trên kho sân bay lên máy bay vận tải. Lô hàng này có thể được vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng, hoặc chở trong khoang hàng của máy bay chở khách. Đối với máy bay chở khách, hàng hóa được đặt trong bụng máy bay, ở khoang hàng dưới khoang chỗ ngồi của hành khách.

Sau khi hàng lên máy bay và trước khi hàng về, hãng hàng không báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để người thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu biết và có thông báo cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết.

6.5. Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường hàng không

Tại nước nhập khẩu, tại quy trình làm hàng nhập của forwarder sẽ nhận ủy quyền của chủ hàng làm thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường hàng không. FWD sẽ thực hiện khai báo điện tử trước khi hàng về, quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu, sẽ trải qua các bước như sau:

Nhận giấy báo hàng từ hãng hàng không, thông báo cho người nhập khẩu lịch trình lô hàng

Đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (DO), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor fee)… và nhận bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa (nêu trong bước 4)

Thu lại vận đơn gốc (HAWB bản số 2)

Làm thủ tục nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không

Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục hải quan trong quy trình làm hàng air nhập

Làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không (chẳng hạn như: kho TCS, SCSC tại sân bay Tân Sơn Nhất, hay kho NCTS, ACS, ALS nếu hàng về sân bay Nội Bài)

6.6. Bước 6: Đưa hàng về kho nhập

Khi đã chuẩn bị xong các thủ tục cần thiết trước khi nhận hàng, FWD sẽ để lại thông tin cần thiết để cán bộ hải quan liên lạc và thông báo khi hàng về đến kho của sân bay.

Khi hàng đã về kho hàng không, người người thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa tại kho đến làm nốt thủ tục nhận hàng, thanh lý tờ khai, và bố trí phương tiện lấy hàng khỏi sân bay rồi giao đến kho của công ty người nhập khẩu chỉ định.

7. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Sau đây là các bước để bạn có thể xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, bạn phải thực hiện đầy đủ các bước và thực hiện theo thứ tự:

7.1. Bước 1: Đàm phán sau đó ký kết hợp đồng ngoại thương

Hai bên cùng ngồi xuống đàm phán thống nhất về một số nội dung của hợp đồng bao gồm các thông tin cơ bản như sau

+ Thông tin gói hàng

+ Giá cả, hình thức thanh toán

+ Giao hàng

+ Các phí dịch vụ

+ Khuyến mãi

+ khiếu nại

Những nội dung này đã được cả hai bên thống nhất trong cuộc đàm phán, phải phù hợp với nhu cầu thực tế hiện tại. Sau khi thực hiện xong bước này chúng ta đi đến bước 2

7.2. Bước 2: Ký hợp đồng giao dịch

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Khi bạn xuất khẩu theo điều kiện, thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển hàng hóa. Bạn cần phải thuê một công ty dịch vụ vận chuyển để họ làm các bước cần thiết trong quá trình chuyển hàng

7.3. Bước 3: Xin giấy phép xuất khẩu

Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, bước tiếp theo sau khi bạn kí kết hợp đồng giao dịch là bạn phải xin giấy phép xuất khẩu và thường thì sẽ có 2 hai trường hợp về việc xin giấy phép xuất khẩu mà bạn phải biết

Trường hợp 1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường, được sự cho phép của cơ quan ban ngành.

Trường hợp 2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu, với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn như gỗ, cổ vật, vật liệu nổ, ... thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.

Việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian vì vậy bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan .

7.4. Bước 4 Chuẩn bị hàng để giao cho bên vận chuyển

Theo lịch trình đã thỏa thuận, bạn giao hàng cho người chuyên chở, kèm theo chỉ dẫn cần thiết để người họ giao cho hãng hàng không.

7.5. Bước 5 Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu

Tại cảng hàng không nước nhập khẩu, đại lý của người chuyên chở sẽ liên hệ và phối hợp với người nhập khẩu để làm các thủ tục liên quan đến hãng hàng không, sân bay, hải quan, thuế… mục đích là để làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.

7.6. Bước 6 Chuẩn bị thanh toán

Cũng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng.

8. Quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không). Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài.

Điều kiện chung để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
  • Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
  • Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
  • Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
  • Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
  • Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam

Ngoài các điều kiện chung, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về điều kiện riêng cho mỗi hãng hàng không:

8.1. Hãng hàng không Việt Nam

Điều kiện về vốn: vận chuyển hàng không là ngành dịch vụ đòi hỏi có sự đầu tư lớn về máy móc trang thiết bị, không chỉ phương tiện vận chuyển, trang thiết bị mặt đất cũng khá tốn kém.

Theo quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhà đầu tư- hãng hàng không khi kinh doanh vận chuyển sử dụng từ 1 đến 10 máy bay và khai thác thị trường vận chuyển hàng không nội địa phải có vốn điều lệ ít nhất 200 tỷ Việt Nam Đồng và 500 tỷ Việt Nam đồng cho việc khai thác thị trường vận chuyển hàng không quốc tế. Nếu sử dụng số lượng máy bay khai thác lớn hơn 10 chiếc, các hãng hàng không phải đáp ứng một lượng vốn pháp định lớn hơn theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP.

8.2. Hãng hàng không nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền khai thác vận chuyển hàng không nội địa là được giành cho các hãng hàng không Việt Nam. Hãng hàng không quốc tế chỉ được khai thác vận chuyển hàng không nội địa trong trường hợp vì mục đích phòng chống, khắc phục thiên tai dịch bệnh và viện trợ nhân đạo khẩn cấp, phải được sự chấp thuận của Bộ giao thông vận tải. Đây là quy định khá phổ biến mà các quốc gia thường áp dụng điển hình là Mỹ.

Ngoài điều kiện về vốn pháp định như theo quy định của Nghị định 75/2007/NĐ-CP, hãng hàng không nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam còn phải tuân thủ về tỷ lệ góp vốn: bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật của hãng phải là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.

9. Các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam

Hiện có 4 hãng hàng không nội địa tại Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways. Có 49 đường bay trong nước tại các sân bay lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt... được 4 hãng này khai thác. Ngoài ra còn nhiều đường quốc tế bay tới các nước ở khu vực như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Mỗi hãng hàng không sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt về chất lượng của dịch vụ, về hạng ghế ngồi cùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng.

Tuy nhiên nhìn chung thì tiêu chí của các hàng đều mong muốn được mang đến những chuyến bay thật sự an toàn với những mức giá vé rẻ nhất.

10. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa

Trong những năm gần đây, ngành vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển nhanh chóng về quy mô lẫn chất lượng. Chưa bao giờ mà cơ hội được tiếp cận với dịch vụ hàng không của người dân trong nước lại trở nên thuận lợi như hiện nay. Sự ra đời và phát triển của các hãng hàng không nội địa và quốc tế đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước, nới rộng cơ hội, hợp tác giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội của các tỉnh thành.

Hiện nước ta có 5 hãng hàng không đang hoạt động là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air, SkyViet, Vietstar Airlines với hệ thống sân bay bao gồm:

Sân bay Rạch Giá, sân bay quốc tế Phú Quốc, sân bay Liên Khương, sân bay quốc tế Vinh, sân bay Tuy Hòa, sân bay Đồng Hới, sân bay quốc tế Chu Lai, sân bay nội địa Sao Vàng Thanh Hóa, sân bay quốc tế Phú Bài, sân bay Côn Đảo, sân bay Phù Cát, sân bay Cà Mau, sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Điện Biên Phủ, sân bay Pleiku, sân bay Cát Bi, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Cam Ranh.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

HOTLINE

0898.279.998
zalo
zalo Trò chuyện Gọi điện